“Nỗi lòng[1]" của tác giả Natsume Souseki.

Lớp 2-3 Hikigaya Hachiman

“Nỗi lòng” của Natsume Souseki rõ ràng là bộ tiểu thuyết về những kẻ cô đơn.

Tác phẩm này về bản chất chắc chắn không phải kể về một mối quan hệ tay ba. Nó là một câu chuyện chân thực hơn về sự hồ nghi nơi con người, là câu chuyện về khoảng cách giữa cá nhân và thế giới, và là câu chuyện về cái chân lý không giang tay cứu vớt kẻ khác.

Dù có cắm được flag cũng không dẫn tới một happy ending nào. Dù có ai đó hiểu bạn thì họ cũng chẳng thành kẻ tri âm. Tình yêu và tình bạn không thể làm nguôi ngoai nỗi cô đơn được.

Những cảm xúc lạc lõng không lối thoát. Souseki gọi đó là “nỗi cô độc”, nhưng những kẻ sống trong thời đại ngày nay như chúng ta đây đã trở nên quen thuộc với cái “nỗi cô độc” này rồi. Ta mặc nhiên coi nó là lẽ đương nhiên. Hoặc có lẽ gọi nó là thứ xác lập nên mỗi cá nhân cũng được.

Qua câu chuyện này, Souseki đã chỉ ra loài người về bản chất là những sinh vật đơn độc như thế nào, và rằng bọn họ chỉ có thể sống cuộc đời nghiền ngẫm về việc đã bị xã hội cự tuyệt và chẳng được ai thấu hiểu. Ví dụ như “tôi”, ví dụ như “sensei”, ví dụ như “K”, ví dụ như “bà vợ”.

Từng người trong số họ đều cô đơn. Họ dựng flag và giành lấy tình yêu, ấy vậy mà cơn khát của họ vẫn khôn nguôi. Dù có chia sẻ cùng một nơi chốn, cùng một thời khắc, họ vẫn chẳng thể sẻ chia “nỗi lòng” cho nhau được.

Một trăm năm đã trôi qua kể từ thời đại Meiji. Mặc dù thời đại ấy đã lùi xa, việc câu chuyện này vẫn còn được đọc đến ngày hôm nay chính là bởi bản tính của con người chăng.

Cuối cùng, tôi muốn kết luận bằng một câu nói của “sensei”:

Chẳng có thứ gì gọi là một khuôn mẫu ác nhân trong thế giới này. Nói chung ai cũng là người tốt, ít ra thì cũng là những con người bình thường. Những con người đó, ngay trên mép vực thẳm lại có thể đột nhiên biến thành kẻ xấu, đó mới là điều đáng sợ. Thế nên, con người là lũ xảo trá.

Đừng tin bất kỳ ai. Nguồn: Natsume Souseki.

Chú thích

↑ Kokoro: (心) nỗi lòng, trái tim. Tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Natsume Souseki, người được xem là một trong ba cây đại thụ của nền văn học Nhật Bản.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện