“Ừm… xin lỗi làm phiền cô một chút… Có phải cô là người đi mô tô qua biên giới nước chúng tôi ngày hôm qua không?”
“Đúng, chính là tôi. Còn đây là Hermes.”
“Xin chào.”
“Kino và Hermes, đúng không? Chào mừng đến đất nước chúng tôi. Và xin lỗi vì đã chen ngang lúc hai người đang dùng trà. Nhưng tôi có chuyện muốn hỏi thăm ý kiến người bên ngoài, bất luận thế nào. Cô có thấy phiền nếu ta trò chuyện ở đây một lát không?”
“Không hề. Được nói chuyện với người dân địa phương là niềm vinh hạnh của tôi. Tôi cũng muốn học hỏi thêm về quốc gia này.”
“Mời ông ngồi! Ông muốn hỏi gì Kino?”
“Nếu hai người cho phép…Tôi muốn hỏi về…’Gia đình’.”
“Gia đình?”
“Đầu đuôi ra sao?”
“Tôi luôn băn khoăn kể từ khi nghe đồn…”
“Đồn?” “Ông cứ nói…”
“Có đúng là bên ngoài không có chuyện ‘ly gia’?”
“Gia… gì cơ?”
“Ly gia.”
“’Ly gia’ là thế nào? Lần đầu tôi được nghe đấy?”
“Tôi cũng thế. Từ đó nghĩa là gì?”
“Nói chung, đó là khi một gia đình không còn là chính nó nữa.”
“Không còn là chính nó…”
“Tôi không hiểu gì cả.”
“Vậy…quả nhiên đúng như lời đồn…Ở nơi khác không hề có ‘ly gia’…Không thể tin nổi… Tệ thật… ”
“Ông giải thích thêm được không ?”
“Đúng thế. Tôi không hiểu gì hết. ”
“Ồ, xin lỗi…Tôi chỉ ngạc nhiên quá thôi…Ly gia là một cơ chế cho phép chấm dứt sự tồn tại của một gia đình.”
“Chấm dứt một gia đình ?"
"Tôi vẫn chưa rõ lắm."
"Hai người có biết 'ly hôn' không?"
"Có. Đó là khi vợ chồng chính thức chia tay nhau theo quy định của pháp luật."
"Tôi biết việc đó."
"Hai vị có thể hiểu ly gia là phiên bản kiểu gia đình của ly hôn.
Người một nhà có thể công khai đoạn tuyệt quan hệ gia đình và được pháp luật cho phép. Nếu áp dụng cho gia đình chỉ có một cặp vợ chồng, việc này không khác gì ly dị. Nhưng ly gia còn bao gồm sự chấm dứt quan hệ cha mẹ - con cái."
"Giữa cha mẹ và con cái?"
"Cụ thể như thế nào?"
"Ừm...tức là nếu không thể chung sống được với nhau nữa thì bỏ."
"Ông có thể giải thích kỹ hơn không?"
"Nói ví dụ, một gia đình gồm một bố, một mẹ, và hai người con."
"Ừm." "Rồi sao?"
"Nếu bốn người này hòa thuận và yêu thương nhau, và nếu họ có thể cùng chung sống dưới một mái nhà không thành vấn đề, thì họ cứ việc sống như một gia đình bình thường. Bọn trẻ sẽ trưởng thành trong niềm hạnh phúc của bố mẹ."
"Tất nhiên rồi." "Chuyện vẫn thường diễn ra như vậy."
"Nhưng nếu một đứa trẻ nghĩ: Mình không muốn ở lại đây một chút nào nữa. Mình ghét bố, ghét mẹ, ghét cả anh/chị/em ruột nữa."
"Thế thì sao?" "Điều gì sẽ xảy ra."
"Đứa trẻ đó có thể làm đơn đệ trình lên chính phú, yêu cầu được ly gia."
"Và lá đơn đó sẽ được phê chuẩn mà không gặp khó khăn gì mấy?"
"Đúng. Nhà nước sẽ công nhận đơn xin ly gia của đứa trẻ và đưa nó rời khỏi gia đình. Khi đó, nghĩa vụ chu cấp tài chính của bố mẹ sẽ được miễn trừ. Gia đình bốn người giờ chuyển thành gia đình ba người."
"Ra vậy..."
"Vậy đứa trẻ tự chăm sóc cho mình thế nào? Nó vẫn chưa thể tự kiếm sống được, phải không?"
"Đúng vậy. Trong trường hợp đó, nhà nước sẽ có các chính sách hỗ trợ, như thành lập các cơ sở chăm sóc trẻ em, nhưng số lượng cũng khá hiếm."
"Sao lại thế?"
"Vì sẽ có người khác đến nhận nuôi đứa trẻ vì trông nó thông minh, sáng sủa, hay đại loại thế."
"Hermes, trẻ con có phải thú cưng như chó hoặc mèo đâu..."
"Không phải đâu. Chuyện đó hay xảy ra lắm."
"Gì chứ?"
"Tớ đã bảo mà."
"Như Hermes nói, có nhiều trẻ được nhận vào những gia đình khác, vốn rất mong có con. Tất cả phụ huynh thỏa mãn yêu cầu về độ tuổi và thu nhập được tự do xem thông tin cá nhân được đăng ký trong kho dữ liệu quốc gia. Những người muốn có con có thể đến trực tiếp các cơ sở để gặp mặt và nói chuyện. Một khi hai bên đạt được thỏa thuận và quyết định muốn sống cùng nhau, đứa trẻ sẽ được nhận về gia đình mới."
"Có nghĩa là, đứa trẻ sẽ trở thành con của gia đình mới."
"Đúng, nó sẽ có bố mẹ và nhà mới."
"Tôi hiểu rồi."
"Giống như nhận con nuôi nhỉ? Có phải trẻ con là đối tượng duy nhất được phép xin ly gia?"
"Tất nhiên là không. Cơ chế này áp dụng cho tất cả mọi người, kể cả phụ huynh. Lấy ví dụ một người bố. Anh ta yêu một người phụ nữ, kết hôn và có với nhau một mặt con. Nhưng một ngày, anh nhận ra rằng mình không còn yêu vợ, hoặc con, hoặc cả hai nữa. Khi đó, anh ta có thể thảo một đơn xin từ bỏ quyền làm bố. Anh ta có thể sống độc thân đến hết đời, hoặc tái hôn, hoặc trở thành bố một gia đình khuyết cha khác mà anh ta có quan hệ tốt."
"Nghĩa là ở đất nước này, người ta có thể từ bỏ gia đình bất cứ lúc nào?"
"Đúng. Đồng thời, người ta có thể bắt đầu một gia đình mới bất cứ lúc nào."
"Ồ, cứ như nhảy việc ấy nhỉ?"
"Tương tự như việc "đất lành chim đậu" thôi. Tuy nhiên, hệ thống này không vận hành theo kiểu ép buộc, "tống khứ" một người ra đi, mà dưới dạng khuyến nghị một người nên tự rời đi đúng lúc. Ví dụ, tại một gia đình khác, ngược lại, người bố bị ghét bỏ bởi ba thành viên còn lại. Khi đó, ba thành viên sẽ cùng soạn đơn xin ly gia, và bà mẹ sẽ tự chăm sóc các con, tạo thành một gia đình khuyết cha. Họ có thể sống như vậy đến hết đời, cũng có thể nhận thêm một người bố mới, và khỏi nói cũng biết, người mới này sẽ được cả ba yêu quý."
"Ừm... còn một điều nữa."
"Gì vậy?"
"Tại sao lại cần ly gia?"
"Ủa, cô hỏi câu gì lạ vậy? Tại sao ư, đơn giản vì họ không còn yêu thương nhau nữa. Là một gia đình, người ta cùng chung sống dưới một mái nhà hàng ngày. Nhưng liệu cô có muốn sống chung với người mình không còn tình cảm nữa? Liệu có thể cùng ngồi ăn, chung chăn gối, hay chia sẻ nhà vệ sinh và buồng tắm với nhau không?"
"...Không."
"Tôi nói đúng chứ? Làm con một người bố, người mẹ cô không hề yêu, và ngược lại, kiếm tiền, nấu nướng và chăm sóc một đứa con cô không hề thương, là phí phạm cả một đời. Chính vì lý do đó, chúng tôi thiết lập nên một hệ thống cho phép xây dựng và từ bỏ gia đình, để mọi người tự do lựa chọn và sống cùng người họ yêu thương."
"Đúng..." "Phải, phải."
"Đồng thời phương thức này giúp ngăn chặn bạo lực và lạm dụng trong gia đình. Người ta có thể tránh đi ngay lập tức khi bị chửi rủa, đánh đập. Dưới thể chế này, phụ huynh không thể bạo hành với trẻ con, và nói những câu đại loại như "Mày nghĩ ai là người đi làm kiếm tiền đổ vào mồm mày?" Trẻ con chưa thể tự kiếm sống sẽ không phải chịu kiếp làm nô lệ. Trẻ con không phải suốt ngày trốn tránh những lạm dụng về thể xác và tinh thần. Tiền thuế ở đây khá cao để duy trì chi phí hoạt động của thể chế này. Tuy vậy, mọi người đều nhận thức được lợi ích của nó và không ai kêu ca phàn nàn gì."
"Tôi hiểu rồi."
"À, vậy sự "không yêu thương" này có cần hai chiều không? Hay chỉ từ một phía là đủ?"
"Vế sau tất nhiên là đúng rồi! Nếu người ta không thể xin ly gia chỉ vì tình cảm không có qua có lại, họ phải sống với người mình ghét đến hết đời. Sống với một người yêu mình, nhưng mình lại ghét họ, quả là một cực hình. Chẳng khác gì hành xác. Như thế thì khác gì kiếp nô lệ? Người một nhà luôn nên yêu thương lẫn nhau."
"Trong những trường hợp đó, cảm xúc của những người bị bỏ rơi sẽ ra sao?"
"Ở đây, chúng tôi thường "ngoảnh mặt làm ngơ". Bị bỏ rơi thật buồn, nhưng không thể khác. Họ thường bỏ cuộc khi nhận ra rằng sẽ bị ghẻ lạnh nếu tiếp tục sống với nhau thêm một thời gian dài."
"Cũng nhờ đó, họ có thể nhập vào một gia đình mới mà họ thích."
"Đúng."
"Vậy hẳn có nhiều trường hợp người ruột thịt trở thành người dưng nước lã."
"Phải. Nhưng ở đất nước này, chẳng ai quan tâm đến điều đó. Tất nhiên, lý tưởng nhất vẫn là những người cùng huyết thống cùng chung sống và yêu thương lẫn nhau. Nhưng, một người có thể ghét một người cùng chung dòng máu với mình. Nếu lý do duy nhất để sống dưới cùng một mái nhà với một người mình ghét là do người đó có cùng huyết thông, sẽ là một cực hình,... là hành xác. Cô không thấy thế à?"
"Điều đó tôi không phủ nhận." "Tôi đoán thế."
"Sau cùng, máu mủ ruột rà cũng chỉ mang ý nghĩa sinh học. Liên kết tình cảm mới là điều thắng thế. Ngay từ đầu, các cặp đôi tiến đến hôn nhân cũng đâu gắn bó ruột thịt với nhau?"
"Đúng thế." "Nói có lý."
"Hai người không nghĩ thật lạ lùng khi con người sống với nhau vì cùng huyết thống, chứ không phải vì có tình cảm với nhau sao? Khi nghe đồn hệ thống này không tồn tại ở đất nước khác, và được hai vị đây xác nhận, suy nghĩ này vụt xuất hiện trong đầu tôi. Vậy có nghĩa là, những nơi khác, nhiều người bị giam lỏng, cầm tù trong cái lồng mang tên "gia đình" mà không có lối thoát, phải không? Bị những
đấng sinh thành đáng ghét chửi rủa, hay lao động quần quật để nuôi những đứa con mình không hề thương yêu... Thật đáng ghê tởm! Cho phép ly hôn mà ly gia thì không? Đúng là vô lý hết sức!"
"..."
"Quốc gia này thật tuyệt khi cho phép thực hiện cơ chế này."
"Ừm... Đúng thế... Xin lỗi vì hơi lạc đề một chút... Tận sâu trong lòng, tôi rất hạnh phúc nếu được sống ở đây... Tôi thực sự rất vui."
"Nếu ông không phiền, làm ơn nói cho chúng tôi biết ông đã từng ly gia bao giờ chưa?"
"Đúng, tôi cũng muốn biết."
"Được. Tôi đã trải qua ba lần rồi. Nói về ly gia không phải chuyện cấm kỵ, nên tôi sẽ kể hai vị nghe. Lần đầu xảy ra khi tôi mới năm tuổi. Bố tôi suốt ngày say xỉn kề từ khi mất việc, nên mẹ, em gái và tôi đã đệ đơn xin ly gia và bắt đầu cuộc sống mới. Sau này, khi cai được tật nghiện rượu, ông cố gắng xin quay lại với mẹ, nhưng bị từ chối. Nghe đâu sau đó, ông được chấp nhận đến sống ở một gia đình mới."
"Ồ." "Ra vậy."
"Bảy năm sau, mẹ tôi gặp một người đàn ông tuyệt vời, hai anh em tôi cũng yêu quý ông, nên chúng tôi lập nên một gia đình mới. Dượng tôi là một người đàn ông tốt bụng và đáng kính, đến giờ vẫn vậy. Lần thứ hai xảy đến khi em gái tôi đệ đơn xin ly gia với chúng tôi khi nó mười sáu tuổi. Chúng tôi rất ngỡ ngàng, nhưng không thể làm gì khác. Có vẻ sau chuyện đó, nó trở thành con gái một gia đình khác và sống hạnh phúc đến tận giờ. Còn lần thứ ba mới gần đây thôi. Hôn nhân của hai chúng tôi không thuận buồm xuôi gió, nên tôi chủ động xin ly gia, một vụ ly dị đơn thuần."
"Tôi đã hiểu. Cám ơn ông nhiều."
"Tiện cho tôi hỏi, có bao nhiêu người đã từng xin ly gia?"
"Theo số liệu thống kê năm nay, một phần ba dân số đã từng trải qua chuyện này. Trẻ mới sinh cũng được tính, nên thực tế, một số lượng lớn người dân đã trải qua ít nhất một lần. Trên bảng thông báo thị trấn, cô có thể thấy nhiều tấm áp phích đăng tin, kiểu như: "Tìm một người bố, coi trọng gia đình hơn công việc. Ưu tiên người đeo kính" hoặc "Cần: một người bà từ sáu mươi đến tám mươi tuổi. Hãy trở thành bà của chúng cháu chứ? Đến đây và kể cho chúng cháu nghe những chuyện ngày xửa ngày xưa nào.""
"Ừm..." "Tuyệt thật."
"Tôi biết mà! Hai người có nghĩ đến việc thử sống ở đây một thời gian không? Hay thử nhận làm con một ai đó? Hai vị sẽ được cưng chiều và học nhiều thứ, thậm chí còn được đến trường."
"Cám ơn ông. Nhưng cho phép tôi được từ chối."
"Tôi hiểu. Thế còn cậu, Hermes? Trong quy định không hề cấm xe mô tô được tham gia. Miễn là cuộc trao đổi diễn ra thuận lợi, cậu có thể tham gia bất cứ gia đình nào. Tôi chắc chắn có rất nhiều những người cha hoặc em gái thích mô tô ở đây."
"Thật ư? Nhưng điều tôi thích nhất là được đi chu du cùng Kino, nên tôi cũng xin phép được từ chối."
"Vậy sao? Thế cũng được! Giờ tôi phải đi rồi. Rất vui vì được nói chuyện với hai người!"
"Chúng tôi cũng thế." "Tạm biệt."
___
"Tiện đây, Hermes nè."
"Gì vậy, Kino?"
"Cậu có thể dậy sớm hơn một chút vào buổi sáng không?"
"Chịu thôi. Tiện đây, Kino nè."
"Gì thế, Hermes."
"Cậu có thể lái cẩn thận hơn không?"
"Cái đó khó à nha. Tiện thể, cậu có thể thôi ca cẩm hết việc này đến việc khác không?"
"Đừng khắt khe thế chứ. Nếu cậu chăm sóc tốt hơn, có thể tớ sẽ đỡ đi đấy."
"Nếu thế..."
"Tớ cũng thấy vậy."
"Ngừng lại đi. Tớ mệt rồi."
"Tớ cũng nghĩ thế. Tranh cãi cũng chả giải quyết được vấn đề gì."
"Ồ! Này lữ khách và mô tô ơi! Tôi mới xem trên vô tuyến nhưng hóa ra là thật. Hai người có muốn làm con tôi không? Ta có thể cho hai người hết ăn của ngon vật lạ đến hưởng thụ dịch vụ sang trọng hàng ngày!"
"..." "Ừm..."
"Hai người thấy sao? Trông thế này thôi, nhưng ta là chủ tịch một công ty rất giàu có! Ta có thể nuôi bao nhiêu người con ta muốn! Cả hai có muốn làm người con thứ mười sáu và mười bảy của ta không? Ta có thể cho các con nhà đẹp, đồ ăn ngon, học hành đến nơi đến chốn và một cuộc sống sung túc."
"...Ừm."
"Cậu nói trước đi, Kino."
"Cậu trước chứ, Hermes."
"Thế, hay là nói cùng một lúc?"
"Ừ, cứ thế đi."
"Một, hai..." "Một, hai..."
"Tôi từ chối." "Cứ làm theo ý Kino."
“Đúng, chính là tôi. Còn đây là Hermes.”
“Xin chào.”
“Kino và Hermes, đúng không? Chào mừng đến đất nước chúng tôi. Và xin lỗi vì đã chen ngang lúc hai người đang dùng trà. Nhưng tôi có chuyện muốn hỏi thăm ý kiến người bên ngoài, bất luận thế nào. Cô có thấy phiền nếu ta trò chuyện ở đây một lát không?”
“Không hề. Được nói chuyện với người dân địa phương là niềm vinh hạnh của tôi. Tôi cũng muốn học hỏi thêm về quốc gia này.”
“Mời ông ngồi! Ông muốn hỏi gì Kino?”
“Nếu hai người cho phép…Tôi muốn hỏi về…’Gia đình’.”
“Gia đình?”
“Đầu đuôi ra sao?”
“Tôi luôn băn khoăn kể từ khi nghe đồn…”
“Đồn?” “Ông cứ nói…”
“Có đúng là bên ngoài không có chuyện ‘ly gia’?”
“Gia… gì cơ?”
“Ly gia.”
“’Ly gia’ là thế nào? Lần đầu tôi được nghe đấy?”
“Tôi cũng thế. Từ đó nghĩa là gì?”
“Nói chung, đó là khi một gia đình không còn là chính nó nữa.”
“Không còn là chính nó…”
“Tôi không hiểu gì cả.”
“Vậy…quả nhiên đúng như lời đồn…Ở nơi khác không hề có ‘ly gia’…Không thể tin nổi… Tệ thật… ”
“Ông giải thích thêm được không ?”
“Đúng thế. Tôi không hiểu gì hết. ”
“Ồ, xin lỗi…Tôi chỉ ngạc nhiên quá thôi…Ly gia là một cơ chế cho phép chấm dứt sự tồn tại của một gia đình.”
“Chấm dứt một gia đình ?"
"Tôi vẫn chưa rõ lắm."
"Hai người có biết 'ly hôn' không?"
"Có. Đó là khi vợ chồng chính thức chia tay nhau theo quy định của pháp luật."
"Tôi biết việc đó."
"Hai vị có thể hiểu ly gia là phiên bản kiểu gia đình của ly hôn.
Người một nhà có thể công khai đoạn tuyệt quan hệ gia đình và được pháp luật cho phép. Nếu áp dụng cho gia đình chỉ có một cặp vợ chồng, việc này không khác gì ly dị. Nhưng ly gia còn bao gồm sự chấm dứt quan hệ cha mẹ - con cái."
"Giữa cha mẹ và con cái?"
"Cụ thể như thế nào?"
"Ừm...tức là nếu không thể chung sống được với nhau nữa thì bỏ."
"Ông có thể giải thích kỹ hơn không?"
"Nói ví dụ, một gia đình gồm một bố, một mẹ, và hai người con."
"Ừm." "Rồi sao?"
"Nếu bốn người này hòa thuận và yêu thương nhau, và nếu họ có thể cùng chung sống dưới một mái nhà không thành vấn đề, thì họ cứ việc sống như một gia đình bình thường. Bọn trẻ sẽ trưởng thành trong niềm hạnh phúc của bố mẹ."
"Tất nhiên rồi." "Chuyện vẫn thường diễn ra như vậy."
"Nhưng nếu một đứa trẻ nghĩ: Mình không muốn ở lại đây một chút nào nữa. Mình ghét bố, ghét mẹ, ghét cả anh/chị/em ruột nữa."
"Thế thì sao?" "Điều gì sẽ xảy ra."
"Đứa trẻ đó có thể làm đơn đệ trình lên chính phú, yêu cầu được ly gia."
"Và lá đơn đó sẽ được phê chuẩn mà không gặp khó khăn gì mấy?"
"Đúng. Nhà nước sẽ công nhận đơn xin ly gia của đứa trẻ và đưa nó rời khỏi gia đình. Khi đó, nghĩa vụ chu cấp tài chính của bố mẹ sẽ được miễn trừ. Gia đình bốn người giờ chuyển thành gia đình ba người."
"Ra vậy..."
"Vậy đứa trẻ tự chăm sóc cho mình thế nào? Nó vẫn chưa thể tự kiếm sống được, phải không?"
"Đúng vậy. Trong trường hợp đó, nhà nước sẽ có các chính sách hỗ trợ, như thành lập các cơ sở chăm sóc trẻ em, nhưng số lượng cũng khá hiếm."
"Sao lại thế?"
"Vì sẽ có người khác đến nhận nuôi đứa trẻ vì trông nó thông minh, sáng sủa, hay đại loại thế."
"Hermes, trẻ con có phải thú cưng như chó hoặc mèo đâu..."
"Không phải đâu. Chuyện đó hay xảy ra lắm."
"Gì chứ?"
"Tớ đã bảo mà."
"Như Hermes nói, có nhiều trẻ được nhận vào những gia đình khác, vốn rất mong có con. Tất cả phụ huynh thỏa mãn yêu cầu về độ tuổi và thu nhập được tự do xem thông tin cá nhân được đăng ký trong kho dữ liệu quốc gia. Những người muốn có con có thể đến trực tiếp các cơ sở để gặp mặt và nói chuyện. Một khi hai bên đạt được thỏa thuận và quyết định muốn sống cùng nhau, đứa trẻ sẽ được nhận về gia đình mới."
"Có nghĩa là, đứa trẻ sẽ trở thành con của gia đình mới."
"Đúng, nó sẽ có bố mẹ và nhà mới."
"Tôi hiểu rồi."
"Giống như nhận con nuôi nhỉ? Có phải trẻ con là đối tượng duy nhất được phép xin ly gia?"
"Tất nhiên là không. Cơ chế này áp dụng cho tất cả mọi người, kể cả phụ huynh. Lấy ví dụ một người bố. Anh ta yêu một người phụ nữ, kết hôn và có với nhau một mặt con. Nhưng một ngày, anh nhận ra rằng mình không còn yêu vợ, hoặc con, hoặc cả hai nữa. Khi đó, anh ta có thể thảo một đơn xin từ bỏ quyền làm bố. Anh ta có thể sống độc thân đến hết đời, hoặc tái hôn, hoặc trở thành bố một gia đình khuyết cha khác mà anh ta có quan hệ tốt."
"Nghĩa là ở đất nước này, người ta có thể từ bỏ gia đình bất cứ lúc nào?"
"Đúng. Đồng thời, người ta có thể bắt đầu một gia đình mới bất cứ lúc nào."
"Ồ, cứ như nhảy việc ấy nhỉ?"
"Tương tự như việc "đất lành chim đậu" thôi. Tuy nhiên, hệ thống này không vận hành theo kiểu ép buộc, "tống khứ" một người ra đi, mà dưới dạng khuyến nghị một người nên tự rời đi đúng lúc. Ví dụ, tại một gia đình khác, ngược lại, người bố bị ghét bỏ bởi ba thành viên còn lại. Khi đó, ba thành viên sẽ cùng soạn đơn xin ly gia, và bà mẹ sẽ tự chăm sóc các con, tạo thành một gia đình khuyết cha. Họ có thể sống như vậy đến hết đời, cũng có thể nhận thêm một người bố mới, và khỏi nói cũng biết, người mới này sẽ được cả ba yêu quý."
"Ừm... còn một điều nữa."
"Gì vậy?"
"Tại sao lại cần ly gia?"
"Ủa, cô hỏi câu gì lạ vậy? Tại sao ư, đơn giản vì họ không còn yêu thương nhau nữa. Là một gia đình, người ta cùng chung sống dưới một mái nhà hàng ngày. Nhưng liệu cô có muốn sống chung với người mình không còn tình cảm nữa? Liệu có thể cùng ngồi ăn, chung chăn gối, hay chia sẻ nhà vệ sinh và buồng tắm với nhau không?"
"...Không."
"Tôi nói đúng chứ? Làm con một người bố, người mẹ cô không hề yêu, và ngược lại, kiếm tiền, nấu nướng và chăm sóc một đứa con cô không hề thương, là phí phạm cả một đời. Chính vì lý do đó, chúng tôi thiết lập nên một hệ thống cho phép xây dựng và từ bỏ gia đình, để mọi người tự do lựa chọn và sống cùng người họ yêu thương."
"Đúng..." "Phải, phải."
"Đồng thời phương thức này giúp ngăn chặn bạo lực và lạm dụng trong gia đình. Người ta có thể tránh đi ngay lập tức khi bị chửi rủa, đánh đập. Dưới thể chế này, phụ huynh không thể bạo hành với trẻ con, và nói những câu đại loại như "Mày nghĩ ai là người đi làm kiếm tiền đổ vào mồm mày?" Trẻ con chưa thể tự kiếm sống sẽ không phải chịu kiếp làm nô lệ. Trẻ con không phải suốt ngày trốn tránh những lạm dụng về thể xác và tinh thần. Tiền thuế ở đây khá cao để duy trì chi phí hoạt động của thể chế này. Tuy vậy, mọi người đều nhận thức được lợi ích của nó và không ai kêu ca phàn nàn gì."
"Tôi hiểu rồi."
"À, vậy sự "không yêu thương" này có cần hai chiều không? Hay chỉ từ một phía là đủ?"
"Vế sau tất nhiên là đúng rồi! Nếu người ta không thể xin ly gia chỉ vì tình cảm không có qua có lại, họ phải sống với người mình ghét đến hết đời. Sống với một người yêu mình, nhưng mình lại ghét họ, quả là một cực hình. Chẳng khác gì hành xác. Như thế thì khác gì kiếp nô lệ? Người một nhà luôn nên yêu thương lẫn nhau."
"Trong những trường hợp đó, cảm xúc của những người bị bỏ rơi sẽ ra sao?"
"Ở đây, chúng tôi thường "ngoảnh mặt làm ngơ". Bị bỏ rơi thật buồn, nhưng không thể khác. Họ thường bỏ cuộc khi nhận ra rằng sẽ bị ghẻ lạnh nếu tiếp tục sống với nhau thêm một thời gian dài."
"Cũng nhờ đó, họ có thể nhập vào một gia đình mới mà họ thích."
"Đúng."
"Vậy hẳn có nhiều trường hợp người ruột thịt trở thành người dưng nước lã."
"Phải. Nhưng ở đất nước này, chẳng ai quan tâm đến điều đó. Tất nhiên, lý tưởng nhất vẫn là những người cùng huyết thống cùng chung sống và yêu thương lẫn nhau. Nhưng, một người có thể ghét một người cùng chung dòng máu với mình. Nếu lý do duy nhất để sống dưới cùng một mái nhà với một người mình ghét là do người đó có cùng huyết thông, sẽ là một cực hình,... là hành xác. Cô không thấy thế à?"
"Điều đó tôi không phủ nhận." "Tôi đoán thế."
"Sau cùng, máu mủ ruột rà cũng chỉ mang ý nghĩa sinh học. Liên kết tình cảm mới là điều thắng thế. Ngay từ đầu, các cặp đôi tiến đến hôn nhân cũng đâu gắn bó ruột thịt với nhau?"
"Đúng thế." "Nói có lý."
"Hai người không nghĩ thật lạ lùng khi con người sống với nhau vì cùng huyết thống, chứ không phải vì có tình cảm với nhau sao? Khi nghe đồn hệ thống này không tồn tại ở đất nước khác, và được hai vị đây xác nhận, suy nghĩ này vụt xuất hiện trong đầu tôi. Vậy có nghĩa là, những nơi khác, nhiều người bị giam lỏng, cầm tù trong cái lồng mang tên "gia đình" mà không có lối thoát, phải không? Bị những
đấng sinh thành đáng ghét chửi rủa, hay lao động quần quật để nuôi những đứa con mình không hề thương yêu... Thật đáng ghê tởm! Cho phép ly hôn mà ly gia thì không? Đúng là vô lý hết sức!"
"..."
"Quốc gia này thật tuyệt khi cho phép thực hiện cơ chế này."
"Ừm... Đúng thế... Xin lỗi vì hơi lạc đề một chút... Tận sâu trong lòng, tôi rất hạnh phúc nếu được sống ở đây... Tôi thực sự rất vui."
"Nếu ông không phiền, làm ơn nói cho chúng tôi biết ông đã từng ly gia bao giờ chưa?"
"Đúng, tôi cũng muốn biết."
"Được. Tôi đã trải qua ba lần rồi. Nói về ly gia không phải chuyện cấm kỵ, nên tôi sẽ kể hai vị nghe. Lần đầu xảy ra khi tôi mới năm tuổi. Bố tôi suốt ngày say xỉn kề từ khi mất việc, nên mẹ, em gái và tôi đã đệ đơn xin ly gia và bắt đầu cuộc sống mới. Sau này, khi cai được tật nghiện rượu, ông cố gắng xin quay lại với mẹ, nhưng bị từ chối. Nghe đâu sau đó, ông được chấp nhận đến sống ở một gia đình mới."
"Ồ." "Ra vậy."
"Bảy năm sau, mẹ tôi gặp một người đàn ông tuyệt vời, hai anh em tôi cũng yêu quý ông, nên chúng tôi lập nên một gia đình mới. Dượng tôi là một người đàn ông tốt bụng và đáng kính, đến giờ vẫn vậy. Lần thứ hai xảy đến khi em gái tôi đệ đơn xin ly gia với chúng tôi khi nó mười sáu tuổi. Chúng tôi rất ngỡ ngàng, nhưng không thể làm gì khác. Có vẻ sau chuyện đó, nó trở thành con gái một gia đình khác và sống hạnh phúc đến tận giờ. Còn lần thứ ba mới gần đây thôi. Hôn nhân của hai chúng tôi không thuận buồm xuôi gió, nên tôi chủ động xin ly gia, một vụ ly dị đơn thuần."
"Tôi đã hiểu. Cám ơn ông nhiều."
"Tiện cho tôi hỏi, có bao nhiêu người đã từng xin ly gia?"
"Theo số liệu thống kê năm nay, một phần ba dân số đã từng trải qua chuyện này. Trẻ mới sinh cũng được tính, nên thực tế, một số lượng lớn người dân đã trải qua ít nhất một lần. Trên bảng thông báo thị trấn, cô có thể thấy nhiều tấm áp phích đăng tin, kiểu như: "Tìm một người bố, coi trọng gia đình hơn công việc. Ưu tiên người đeo kính" hoặc "Cần: một người bà từ sáu mươi đến tám mươi tuổi. Hãy trở thành bà của chúng cháu chứ? Đến đây và kể cho chúng cháu nghe những chuyện ngày xửa ngày xưa nào.""
"Ừm..." "Tuyệt thật."
"Tôi biết mà! Hai người có nghĩ đến việc thử sống ở đây một thời gian không? Hay thử nhận làm con một ai đó? Hai vị sẽ được cưng chiều và học nhiều thứ, thậm chí còn được đến trường."
"Cám ơn ông. Nhưng cho phép tôi được từ chối."
"Tôi hiểu. Thế còn cậu, Hermes? Trong quy định không hề cấm xe mô tô được tham gia. Miễn là cuộc trao đổi diễn ra thuận lợi, cậu có thể tham gia bất cứ gia đình nào. Tôi chắc chắn có rất nhiều những người cha hoặc em gái thích mô tô ở đây."
"Thật ư? Nhưng điều tôi thích nhất là được đi chu du cùng Kino, nên tôi cũng xin phép được từ chối."
"Vậy sao? Thế cũng được! Giờ tôi phải đi rồi. Rất vui vì được nói chuyện với hai người!"
"Chúng tôi cũng thế." "Tạm biệt."
___
"Tiện đây, Hermes nè."
"Gì vậy, Kino?"
"Cậu có thể dậy sớm hơn một chút vào buổi sáng không?"
"Chịu thôi. Tiện đây, Kino nè."
"Gì thế, Hermes."
"Cậu có thể lái cẩn thận hơn không?"
"Cái đó khó à nha. Tiện thể, cậu có thể thôi ca cẩm hết việc này đến việc khác không?"
"Đừng khắt khe thế chứ. Nếu cậu chăm sóc tốt hơn, có thể tớ sẽ đỡ đi đấy."
"Nếu thế..."
"Tớ cũng thấy vậy."
"Ngừng lại đi. Tớ mệt rồi."
"Tớ cũng nghĩ thế. Tranh cãi cũng chả giải quyết được vấn đề gì."
"Ồ! Này lữ khách và mô tô ơi! Tôi mới xem trên vô tuyến nhưng hóa ra là thật. Hai người có muốn làm con tôi không? Ta có thể cho hai người hết ăn của ngon vật lạ đến hưởng thụ dịch vụ sang trọng hàng ngày!"
"..." "Ừm..."
"Hai người thấy sao? Trông thế này thôi, nhưng ta là chủ tịch một công ty rất giàu có! Ta có thể nuôi bao nhiêu người con ta muốn! Cả hai có muốn làm người con thứ mười sáu và mười bảy của ta không? Ta có thể cho các con nhà đẹp, đồ ăn ngon, học hành đến nơi đến chốn và một cuộc sống sung túc."
"...Ừm."
"Cậu nói trước đi, Kino."
"Cậu trước chứ, Hermes."
"Thế, hay là nói cùng một lúc?"
"Ừ, cứ thế đi."
"Một, hai..." "Một, hai..."
"Tôi từ chối." "Cứ làm theo ý Kino."
Danh sách chương