Sau khi để lại 2000 bộ binh bao vây thành Chasum nội bất xuất ngoại bất nhập, quân Pars tiếp tục tiến về phía tây. Họ không tập trung quân số để công thành mà chỉ loại bỏ các chướng ngại vật, bảo vệ hậu phương. Phần lớn lực lượng thành Chasum đã bị đánh tan tác bên ngoài thành, tuy nhiên tàn quân của họ vẫn bám trụ bên trong, cố thủ tới cùng. Họ sẵn sàng tinh thần tử vì đạo, còn hơn đầu hàng quân dị giáo. Nhưng đó là việc của họ, quân Pars không rảnh mà quan tâm.
Thế là đại quân Pars tiếp tục thẳng tiến trên Đại lục vương lộ.
Quân Lusitania đã tính toán sai. Họ nghĩ rằng chí ít có thể cầm chân quân Pars ở thành Chasum khoảng 10 ngày, nhưng 1 cũng chẳng giữ nổi.
“Ngu ngốc ! Sao lại rời thành để đấu với chúng cơ chứ? Đáng lẽ phải cố thủ trong thành, dụ kẻ địch bao vây mới phải.”
Tướng Baudin không khỏi nghiến răng nghiến lợi khi nghe tin này. Ông ta vừa mới quay về kinh đô để nhận lệnh của Guiscard, chuẩn bị cho trận chiến chống lại quân Arslan.
“Giờ lo chuyện đó cũng vô ích thôi.”
Tướng Montferrat an ủi người đồng nghiệp. Ông và Baudin đang chia nhau điều động lực lượng. Họ rất cảm kích sự tin tưởng của công tước Guiscard, em trai nhà vua, nhưng trách nhiệm cũng nặng nề chẳng kém.
Sau khi bàn luận về vấn đề kỵ binh, quân lương, địa hình, Montferrat bỗng thở dài.
“Ta đang nghĩ, có khi chiến thắng trận Atropatene là một sai lầm. Nếu thua trận đó, có khi cuộc viễn chinh của ta đã kết thúc tại Maryam, và có thể quay lại quê nhà.”
“Này này, ngài vừa nói giờ lo lắng cũng vô ích mà? Nếu ta không thắng ở Atropatene thì sao có thể chiếm được số của cải đồ sộ của Pars, mang về Lusitania?”
Baudin cười cay đắng, còn Montferrat gật đầu. Họ đều là những vị tướng giàu năng lực và được Guiscard tin tưởng, vậy nên họ cũng luôn hiểu rõ thế yếu của bản thân.
Trước tiên là làn sóng bất mãn trong nội bộ quân Lusitania, đặc biệt là những binh sĩ cấp thấp nóng lòng muốn hồi hương. Dù gọi là binh lính nhưng trong số 30 vạn quân Lusitania chỉ có 10 vạn là lính chính quy, đã qua huấn luyện. Số còn lại được tuyển mộ từ dân thường. Đối với họ, tiêu diệt được dân ngoại đạo, cướp lấy của cải và giữ được mạng sống đã chẳng phải chuyện dễ dàng, cho nên bây giờ họ chỉ muốn được quay về cố hương trong yên bình.
“Cuối cùng những chiến binh đã quay về sau khi tiêu diệt lũ ngoại đạo quỷ dữ trên đất Pars ! Thật đáng tôn vinh. Chúng tôi vô cùng vinh dự khi được gả con gái cho ngài…”
Đám lính trẻ thậm chí còn tưởng tượng ra viễn cảnh như thế. Trong mắt dân Pars, bọn họ là quân xâm lược, quân cướp bóc giết người, chẳng khác gì tín đồ của Xà vương Zahhak trong truyền thuyết xưa kia. Tuy nhiên, nghèo đói, thất học, niềm tin mù quáng đã tước đi hiểu biết của những người này. Họ không hình dung được có những người có thể sống yên bình với một nền văn hóa khác, những phong tục khác, và đặt niềm tin vào những vị thần khác.
“Dù sao đi nữa, đã không còn là lúc say sưa trong chiến thắng nữa rồi. Thời kỳ khổ ải của chúng ta giờ mới bắt đầu.”
Không chỉ Montferrat hay Baudin, mà cả Guiscard cũng hiểu rõ chuyện này. Một vị đại thần nhỏ giọng an ủi vị hoàng tử đang trầm tư.
“Dù sao để Andragoras sống cũng có cái lợi.”
Nếu quân Pars đánh vào Ecbatana, thần tin rằng họ sẽ không dám liều lĩnh tấn công khi ta trói Andragoras trên tường thành, đe dọa lấy mạng hắn.”
“Ừ, có lẽ vậy.”
Guiscard không lạc quan đến thế. Nếu thái tử Arslan là người coi trọng ngai vàng hơn tính mạng cha mình thì Andragoras chẳng có giá trị gì khi bắt làm con tim. Giết Andragoras chỉ khiến cho quyền thừa kế của Arslan trở nên hợp pháp. Ngay cả một kẻ bất tài như Innocentius còn nghĩ được ra cách dùng Andragoras làm con tin thì chẳng lý nào quân Pars không nghĩ tới.
Trước tiên, hậu quả của việc lấy tính mạng vua Andragoras ra đe dọa trước trận chiến là gì? Nếu họ rơi vào thế hạ phong thì phương pháp nào cũng phải thử, miễn hiệu quả là được. Nhưng giành chiến thắng mà không phải dùng đến hạ sách mới là ưu tiên hàng đầu, không phải sao? Việc của Guiscard là giao quyền chỉ huy trận chiến cho Baudin và Monferrat. Còn hắn sẽ lo tất cả những thứ khác như vũ khí, lương thảo, thiết lập đội hình, tu bổ tường thành, trữ nước…. Lúc này hắn đang làm việc vô cùng chăm chỉ.
“Chỉ một chút nữa thôi. Sắp kết thúc rồi.”
Guiscard quyết định sẽ tiêu diệt quân của hoàng tử Arslan, giết cả vua Andragoras lẫn hoàng hậu Tahamine. Chẳng có lý gì phải để chúng sống. Hắn cũng cần loại trừ luôn tên Mặt nạ bạc không rõ lai lịch và tiềm ẩn nhiều nguy cơ này. Tổng giám mục Bodin cũng phải bị xử lý. Sau khi dẹp sạch tất cả những kẻ ngáng đường này, hắn mới có thể hiện thực hóa tham vọng : Giành lấy ngai vàng của đế chế trải rộng toàn lãnh thổ 3 vương quốc : Lusitania, Maryam và Pars.
“Ta sẽ không để bất cứ kẻ nào chống đối.”
Guiscard lẩm bẩm. Việc tranh quyền đoạt vị là bất hợp pháp, cho nên hắn mới phải cam chịu làm em trai nhà vua, bằng lòng với việc cúc cung tận tụy với người anh bất tài, dù trong tay nắm giữ thực quyền của quân đội. Nhưng hắn đã trung thành đủ lâu rồi.
“Nếu mọi chuyện thuận lợi thì là ý chúa. Ta mà từ chối những điều chúa ban mới gọi là bất kính với người.”
Đó là thứ lý lẽ của tổng giám mục Bodin. Và khi Guiscard thuyết phục được chính mình, người đang bị ông ta lên kế hoạch cướp ngai vàng bước vào phòng với vẻ mặt đầy lo lắng.
“Cầu nguyện xong rồi à?”
Guiscard hỏi, và Innocentius hạ giọng thầm thì.
“Xong rồi. Thật ra ta có chuyện muốn hỏi em. Sẽ không có chuyện Maryam và Pars hợp lực đâu nhỉ?”
Có vẻ ai đó đã đề cập tới khả năng này với Innocentius rồi.
“Không đâu. Chúng ta không cần quá lo lắng.”
“Vậy ư? Nhưng nếu quân Pars ở phía đông liên kết với tàn quân Maryam ở phía tây thì khó mà đối phó với cả hai cùng lúc, phải không?”
Innocentius dường như hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề nên trong mắt hiện lên vẻ bất an. Guiscard cũng từng nghe chuyện binh lính của hầu tước Leuhold trông thấy tàu quân sự của Maryam xuất hiện trên biển Darband.
“Con thú bị thương chỉ có thể ngồi liếm vết thương. Tàn quân Maryam không có bao nhiêu sức mạnh. Anh trai, đừng lo lắng nữa.”
Thay vì Maryam, Guiscard lại để tâm tới tổng giám mục Bodin hơn. Sau khi chạy thoát khỏi thành Zabul, ắt hẳn Bodin không có nơi nào khác để đi ngoài Maryam nếu ông ta còn muốn giữ mạng. Guiscard đã sai người đến truy bắt lão vì tội tạo phản. Trong lực lượng quân đội Lusitania chiếm đóng tại Maryam, các hiệp sĩ của Bodin chiếm đa số. Trong trường hợp xấu nhất, bọn chúng sẽ tập trung tại Maryam để lật đổ anh em nhà vua.
Xử lý không khéo thì có lẽ người Lusitania sẽ bị trục xuất vĩnh viễn khỏi vùng đất Pars đầy nắng và màu mỡ. Hơn nữa, trong mắt người dân Pars, bọn họ sẽ không phải một đế chế hùng mạnh đi chinh phạt lục địa, mà chẳng hơn gì quân trộm cắp. Khởi đầu huy hoàng là thế mà rơi vào kết cục này, chẳng phải quá bi thảm hay sao?
Sau khi trấn an người anh trai và bảo ông ta về phòng, Guiscard hít một hơi, sai người hầu mang thứ rượu vang hảo hạng nhất đến. Rót thứ rượu màu đỏ gạch vào chiếc cốc tinh xảo, đổ đầy hạnh nhân lên đĩa bạc, Guiscard đang đinh thưởng thức thì bỗng dừng lại, lẩm bẩm một mình.
“Thần linh sẽ đứng về phía nào đây, Pars hay Lusitania? Chúng ta chỉ có một vị thần, còn bọn họ thì vô số….”
Thế là đại quân Pars tiếp tục thẳng tiến trên Đại lục vương lộ.
Quân Lusitania đã tính toán sai. Họ nghĩ rằng chí ít có thể cầm chân quân Pars ở thành Chasum khoảng 10 ngày, nhưng 1 cũng chẳng giữ nổi.
“Ngu ngốc ! Sao lại rời thành để đấu với chúng cơ chứ? Đáng lẽ phải cố thủ trong thành, dụ kẻ địch bao vây mới phải.”
Tướng Baudin không khỏi nghiến răng nghiến lợi khi nghe tin này. Ông ta vừa mới quay về kinh đô để nhận lệnh của Guiscard, chuẩn bị cho trận chiến chống lại quân Arslan.
“Giờ lo chuyện đó cũng vô ích thôi.”
Tướng Montferrat an ủi người đồng nghiệp. Ông và Baudin đang chia nhau điều động lực lượng. Họ rất cảm kích sự tin tưởng của công tước Guiscard, em trai nhà vua, nhưng trách nhiệm cũng nặng nề chẳng kém.
Sau khi bàn luận về vấn đề kỵ binh, quân lương, địa hình, Montferrat bỗng thở dài.
“Ta đang nghĩ, có khi chiến thắng trận Atropatene là một sai lầm. Nếu thua trận đó, có khi cuộc viễn chinh của ta đã kết thúc tại Maryam, và có thể quay lại quê nhà.”
“Này này, ngài vừa nói giờ lo lắng cũng vô ích mà? Nếu ta không thắng ở Atropatene thì sao có thể chiếm được số của cải đồ sộ của Pars, mang về Lusitania?”
Baudin cười cay đắng, còn Montferrat gật đầu. Họ đều là những vị tướng giàu năng lực và được Guiscard tin tưởng, vậy nên họ cũng luôn hiểu rõ thế yếu của bản thân.
Trước tiên là làn sóng bất mãn trong nội bộ quân Lusitania, đặc biệt là những binh sĩ cấp thấp nóng lòng muốn hồi hương. Dù gọi là binh lính nhưng trong số 30 vạn quân Lusitania chỉ có 10 vạn là lính chính quy, đã qua huấn luyện. Số còn lại được tuyển mộ từ dân thường. Đối với họ, tiêu diệt được dân ngoại đạo, cướp lấy của cải và giữ được mạng sống đã chẳng phải chuyện dễ dàng, cho nên bây giờ họ chỉ muốn được quay về cố hương trong yên bình.
“Cuối cùng những chiến binh đã quay về sau khi tiêu diệt lũ ngoại đạo quỷ dữ trên đất Pars ! Thật đáng tôn vinh. Chúng tôi vô cùng vinh dự khi được gả con gái cho ngài…”
Đám lính trẻ thậm chí còn tưởng tượng ra viễn cảnh như thế. Trong mắt dân Pars, bọn họ là quân xâm lược, quân cướp bóc giết người, chẳng khác gì tín đồ của Xà vương Zahhak trong truyền thuyết xưa kia. Tuy nhiên, nghèo đói, thất học, niềm tin mù quáng đã tước đi hiểu biết của những người này. Họ không hình dung được có những người có thể sống yên bình với một nền văn hóa khác, những phong tục khác, và đặt niềm tin vào những vị thần khác.
“Dù sao đi nữa, đã không còn là lúc say sưa trong chiến thắng nữa rồi. Thời kỳ khổ ải của chúng ta giờ mới bắt đầu.”
Không chỉ Montferrat hay Baudin, mà cả Guiscard cũng hiểu rõ chuyện này. Một vị đại thần nhỏ giọng an ủi vị hoàng tử đang trầm tư.
“Dù sao để Andragoras sống cũng có cái lợi.”
Nếu quân Pars đánh vào Ecbatana, thần tin rằng họ sẽ không dám liều lĩnh tấn công khi ta trói Andragoras trên tường thành, đe dọa lấy mạng hắn.”
“Ừ, có lẽ vậy.”
Guiscard không lạc quan đến thế. Nếu thái tử Arslan là người coi trọng ngai vàng hơn tính mạng cha mình thì Andragoras chẳng có giá trị gì khi bắt làm con tim. Giết Andragoras chỉ khiến cho quyền thừa kế của Arslan trở nên hợp pháp. Ngay cả một kẻ bất tài như Innocentius còn nghĩ được ra cách dùng Andragoras làm con tin thì chẳng lý nào quân Pars không nghĩ tới.
Trước tiên, hậu quả của việc lấy tính mạng vua Andragoras ra đe dọa trước trận chiến là gì? Nếu họ rơi vào thế hạ phong thì phương pháp nào cũng phải thử, miễn hiệu quả là được. Nhưng giành chiến thắng mà không phải dùng đến hạ sách mới là ưu tiên hàng đầu, không phải sao? Việc của Guiscard là giao quyền chỉ huy trận chiến cho Baudin và Monferrat. Còn hắn sẽ lo tất cả những thứ khác như vũ khí, lương thảo, thiết lập đội hình, tu bổ tường thành, trữ nước…. Lúc này hắn đang làm việc vô cùng chăm chỉ.
“Chỉ một chút nữa thôi. Sắp kết thúc rồi.”
Guiscard quyết định sẽ tiêu diệt quân của hoàng tử Arslan, giết cả vua Andragoras lẫn hoàng hậu Tahamine. Chẳng có lý gì phải để chúng sống. Hắn cũng cần loại trừ luôn tên Mặt nạ bạc không rõ lai lịch và tiềm ẩn nhiều nguy cơ này. Tổng giám mục Bodin cũng phải bị xử lý. Sau khi dẹp sạch tất cả những kẻ ngáng đường này, hắn mới có thể hiện thực hóa tham vọng : Giành lấy ngai vàng của đế chế trải rộng toàn lãnh thổ 3 vương quốc : Lusitania, Maryam và Pars.
“Ta sẽ không để bất cứ kẻ nào chống đối.”
Guiscard lẩm bẩm. Việc tranh quyền đoạt vị là bất hợp pháp, cho nên hắn mới phải cam chịu làm em trai nhà vua, bằng lòng với việc cúc cung tận tụy với người anh bất tài, dù trong tay nắm giữ thực quyền của quân đội. Nhưng hắn đã trung thành đủ lâu rồi.
“Nếu mọi chuyện thuận lợi thì là ý chúa. Ta mà từ chối những điều chúa ban mới gọi là bất kính với người.”
Đó là thứ lý lẽ của tổng giám mục Bodin. Và khi Guiscard thuyết phục được chính mình, người đang bị ông ta lên kế hoạch cướp ngai vàng bước vào phòng với vẻ mặt đầy lo lắng.
“Cầu nguyện xong rồi à?”
Guiscard hỏi, và Innocentius hạ giọng thầm thì.
“Xong rồi. Thật ra ta có chuyện muốn hỏi em. Sẽ không có chuyện Maryam và Pars hợp lực đâu nhỉ?”
Có vẻ ai đó đã đề cập tới khả năng này với Innocentius rồi.
“Không đâu. Chúng ta không cần quá lo lắng.”
“Vậy ư? Nhưng nếu quân Pars ở phía đông liên kết với tàn quân Maryam ở phía tây thì khó mà đối phó với cả hai cùng lúc, phải không?”
Innocentius dường như hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề nên trong mắt hiện lên vẻ bất an. Guiscard cũng từng nghe chuyện binh lính của hầu tước Leuhold trông thấy tàu quân sự của Maryam xuất hiện trên biển Darband.
“Con thú bị thương chỉ có thể ngồi liếm vết thương. Tàn quân Maryam không có bao nhiêu sức mạnh. Anh trai, đừng lo lắng nữa.”
Thay vì Maryam, Guiscard lại để tâm tới tổng giám mục Bodin hơn. Sau khi chạy thoát khỏi thành Zabul, ắt hẳn Bodin không có nơi nào khác để đi ngoài Maryam nếu ông ta còn muốn giữ mạng. Guiscard đã sai người đến truy bắt lão vì tội tạo phản. Trong lực lượng quân đội Lusitania chiếm đóng tại Maryam, các hiệp sĩ của Bodin chiếm đa số. Trong trường hợp xấu nhất, bọn chúng sẽ tập trung tại Maryam để lật đổ anh em nhà vua.
Xử lý không khéo thì có lẽ người Lusitania sẽ bị trục xuất vĩnh viễn khỏi vùng đất Pars đầy nắng và màu mỡ. Hơn nữa, trong mắt người dân Pars, bọn họ sẽ không phải một đế chế hùng mạnh đi chinh phạt lục địa, mà chẳng hơn gì quân trộm cắp. Khởi đầu huy hoàng là thế mà rơi vào kết cục này, chẳng phải quá bi thảm hay sao?
Sau khi trấn an người anh trai và bảo ông ta về phòng, Guiscard hít một hơi, sai người hầu mang thứ rượu vang hảo hạng nhất đến. Rót thứ rượu màu đỏ gạch vào chiếc cốc tinh xảo, đổ đầy hạnh nhân lên đĩa bạc, Guiscard đang đinh thưởng thức thì bỗng dừng lại, lẩm bẩm một mình.
“Thần linh sẽ đứng về phía nào đây, Pars hay Lusitania? Chúng ta chỉ có một vị thần, còn bọn họ thì vô số….”
Danh sách chương